THIẾT KẾ ĐẸP, 3 MODES, HỖ TRỢ HOTSWAP, TƯƠNG THÍCH MACOS
- Wednesday August 10th, 2022 -
Mặc dù đã sở hữu 3 chiếcbàn phím cơ(Keycool KC-87, NiZ82 & MT75) nhưng mình thật sự không thể cưỡng lại vẻ đẹp củaK75khi tình cờ thấy thiết kế vô cùng bắt mắt của em nó trong một kèo GB trên “Chợ bàn phím cơ Việt Nam” đợt 16/7/2022 (bênNÀY). Điều mình thích nhất ở K75 có lẽ là thiết kế, trong đó layout 82 nút phím thực sự hài hoà về thẩm mỹ. Không những vậy, việc tương thích với nền tảngMacOScũng là một điểm cộng rất lớn bởi nhiều năm qua mình đã bỏ Windows để chuyển sang dùng Macbook, chưa kể chiếc bàn phím này còn hỗ trợ kết nối bluetooth cũng như tích hợp tính năng hotswap khiến mình quyết định phải đưa bằng được em nó về dinh để thử một lần trải nghiệm.
Đây là gói hàng trước lúc unpack, mình chính thức pre-order đợt 21/7 & nhận hàng tối hôm 5/8.
Theo đợt GB giữa tháng 7 vừa qua, K75 có 4 màu cả thẩy: đen, nâu, xanh lá & xanh nước biển, có 2 tuỳ chọn switch là Kailh Box Red v2 & TTC switch (Gold Pink/Silent v3), trong đó phiên bản mình chọn là xanh nước biển cùng switch Kailh Box Red v2. Thực tế, mình khoái case trắng tinh của bản Black nhưng lại không thể ưng nổi màu đen ở một số cụm chi tiết, hơn nữa mình cũng mới build xong một bộ grab màu trắng + xanh (BFP), 2 thứ này dự sẽ khá hợp cạ khi phối với nhau.
Đây là các chi tiết bên trong của switch Kailh Box Red v2 & cũng là lần đầu mình trải nghiệm loại switch này, gần như không có cảm nhận gì đặc biệt ngoài lực nhấn lò xo khá nhẹ, gõ lâu ít bị mỏi tay.
Mình rất thích những chiếc bàn phím hỗ trợ bluetooth nên việc K75 tích hợp màn hình hiển thị thông báo như này sẽ rất tiện để theo dõi tình trạng pin. Tìm hiểu sơ bộ trên mạng, mình thấy dung lượng pin của K75 là 3750mAh, theo đó nếu trung bình mỗi ngày xài 6 tiếng (không sử dụng đèn led) pin sẽ trụ được tối đa 43 ngày, nếu bật led với tần suất nói trên thì pin xài kịch kim 5-6 ngày. Thực tế nếu pin trụ được nửa tháng cũng là tín hiệu đáng mừng, thời gian tới đây mình sẽ trực tiếp trải nghiệm K75 &chia sẻchi tiết hơn về chiếc phím cơ này trong một bài viết khác.
Trọng lượng của K75 chẵn tròn 900g (đã bao gồm cả switch lẫn keycaps), trong đó kích thước 3 chiều dài/rộng/cao lần lượt là 33.5x15.5x1.8-2.5cm. Vài tháng qua, mình xài MT75 thấy trọng lượng khá nặng (hơn 2kg gồm cả keycaps), vậy nên thông số 900g của K75 gần tương đương với NiZ82 (850g) khiến mình thật sự thấy thoải mái & nhẹ nhõm, nhất là khi nhét vô balo & di chuyển.
Rìa bên phải bàn phím là cụm công tắc chuyển đổi giữa 3 chế độ: Bluetooth, Wireless 2.4GHz & cáp (Type-C), trong đó bluetooth sẽ là lựa chọn chính của mình, khi hết pin mới động đến cáp. Chiếc bàn phím này hỗ trợ kết nối đa nền tảng: Android, iOS, Windows, MacOS & có thể connect đồng thời 3 thiết bị khác nhau với tổ hợp phím: Fn + Q/W/E.
Góc trên cùng bên trái tích hợp thêm Hub USB 2.0 (1 cổng USB-A & 2 cổng USB-C), cho phép kết nối với một số thiết bị ngoại vi như chuột, USB & điện thoại, trong đó cổng C ngoài cùng dùng để sạc pin.
Như nhiều bàn phím thông dụng khác, mặt dưới của K75 cũng có chân đế dạng gập với 2 độ nghiêng khác nhau, giúp người dùng thoải mái hơn khi gõ. Không những vậy, ở 4 góc đều có miếng đệm cao su màu trắng nhằm hạn chế sự trơn trượt, xô dịch ngoài ý muốn khi đặt trên mặt bàn.
Mình không phải tuýp người khoái đèn nền do chủ yếu xài phím cơ vào giờ hành chính, tuy nhiên việc tích hợp led RGB với nhiều chế độ tinh chỉnh tương tự Keycool-KC87 cũng khiến mình ít nhiều có hứng thú hơn. Chỉ có điều: mạch của K75 không phải mạch xuôi nên led sẽ phản chiếu theo hướng lên trên thay vì hướng về phía người dùng (tham khảo sự khác biệt giữa mạch ngược & xuôi ở bên NÀY), ngoài ra bộ keycap đi kèm không hỗ trợ xuyên led nên RGB không đem lại cho mình quá nhiều những ấn tượng & trải nghiệm thích thú, chỉ khi lột hết keycaps thì màu sắc mới thực sự rực rỡ.
Ngay rìa phía trước của 2 nút phím A & S được nhà sản xuất in ký hiệu để người dùng dễ dàng quan sát & tiện lợi trong việc chuyển đổi giữa 2 nền tảng Windows/MacOS với thao tác nhấn Fn + A/S, trong đó hàng F cho phép điều chỉnh Media cũng như tăng/giảm độ sáng màn hình.
Keycaps đi kèm là OEM profile, được làm từ chất liệu nhựa PBT doubleshot với 3 tông màu cơ bản: đỏ, xanh nước biển & trắng ngà. Ban đầu, mình tính không lấy keycaps & switch, tiếc rằng không có option này, chắc một ngày gần đây mình sẽ đem 2 thứ này lên chợ & tiến hành nametag.
Tổng thể mặt bottom của K75 theo nhận định của mình là rất đẹp, trong đó mảng màu trắng hình chữ nhật với những đường vạch ngang lõm là vật trang trí bằng nhựa tạo điểm nhấn cho K75, còn khu vực hiển thị thông tin về model, serial number, xuất xứ, trang web… được làm từ chất liệu nhôm.
Chiếc receiver được lập trình sẵn để tương thích với K75 & được gắn ngay ở mặt lưng với cơ chế hút nam châm khá tiện, tránh tình trạng rơi rớt, thất lạc khi không động đến.
Linh kiện bên trong của Kzzi K75 như sau: plate PC, stab plate đã được tinh chỉnh sẵn, Gasket mount với foam đáy silicone, không phải dạng nhún, mà chỉ đơn thuần giúp âm gõ đều hơn như những chiếc bàn phím cùng phân khúc. Do mình chủ yếu tập trung chơi keycaps & chưa có ý định lấn sâu hơn vào mảng kit lẫn switch… nên không muốn tháo rời từng linh kiện để show off.
Trước đây, mình không quá bận tâm đến switch nên việc bàn phím có tính năng hotswap hay không tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Tuy nhiên, thời gian vài tháng trở lại đây mình bắt đầu thấy hứng thú hơn, đặc biệt sau vài bận tham dự offline & trải nghiệm thử một số loại switch của bá tánh, hy vọng sẽ có nhiều dịp tìm hiểu sâu hơn nữa với thú chơi đầy cám dỗ này.
No comments:
Post a Comment